Đang tải...
27/03/2023
Phương pháp lắp thang máy cạnh cầu thang bộ mà DepaLift thực hiện là cách thiết kế thang máy ở 1 vế thang, thường là bức tường ngăn cầu thang bộ để tận dụng làm 1 mặt của giếng thang. Cách lắp đặt thang máy gia đình này thường được ứng dụng khi phần cầu thang bộ và thang máy đặt ở khoảng giữa nhà.
Đây là phương án được nhiều kiến trúc sư sử dụng để thiết kế nhà ở gia đình bởi nó tạo sự tập trung về giao thông đi lại trong nhà nhưng vẫn giữ nguyên được thiết kế của cầu thang bộ.
Tiện lợi cho việc đi lại do tập trung về đầu mối giao thông trong nhà bởi sảnh thang bộ chung với sảnh thang máy.
Thích hợp với mọi loại hình nhà ở gia đình, nhà biệt thự hay nhà ống. Nhất là những căn nhà có nhiều sâu lớn từ 15m trở lên.
Lắp đặt thang máy cần phải làm giếng thang. Do đó, ta có thể tiết giảm được chi phí xây dựng nếu tận dụng được vách tường có sẵn ở một vế thang bộ để làm giếng thang.
Giữ được độ thông thoáng của giếng trời tại cầu thang bộ.
Lắp thang máy cạnh cầu thang bộ mang lại nhiều lựa chọn linh hoạt về thiết bị thang máy. Có nhiều giải pháp về kích thước thang máy hơn để phù hợp với công trình kiến trúc. Chẳng hạn, ta chỉ cần chiều rộng 1,1m, tức là lớn hơn chiều rộng 1 vế thang để bố trí thang máy là có thể lắp đặt được thang máy cửa mở tay.
Về tải trọng của thang máy thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà lựa chọn thang máy có tải trọng phù hợp. Nếu số người sử dụng trọng gia đình từ 3-4 người có thể chọn thang máy tải trọng 250kg - 350kg. Với một chiều rộng lớn hơn, từ 1,4m, ta có thể lắp thang máy tải trọng 450kg, cửa mở tự động.
Trong trường hợp chiều sâu giới hạn thì có thể tiết kiệm diện tích bằng cách sử dụng giếng thang dạng khung kim loại với vách kính mà không cần xây dựng giếng thang bằng bê tông tường gạch ngay từ đầu.
Giữ nguyên được thiết kế và tính thẩm mỹ của cầu thang bộ. Việc lắp đặt thang máy gia đình nhằm gia tăng sự sang trọng, đẳng cấp cho nhà ở, nhất là với biệt thự vì thế đòi hỏi phải hài hòa với tổng thể vốn có của kiến trúc. Việc lắp đặt cần đảm bảo không làm vỡ không gian của kiến trúc tổng thể của căn nhà, trong đó cầu thang bộ cũng là một điểm nhấn quan trọng.
Cách lắp đặt này giúp cho việc trang trí nội thất cho thang máy đa dạng hơn. Nếu biệt thự theo phong cách hiện đại có thể lựa chọn những inox sọc nhuyễn hoặc inox gương, hay bằng kính. Mặt khác những công trình với phong cách cổ điển, tân cổ điển thì có thể chọn những vách cabin vân gỗ. Trong khi đó những công trình sử dụng nhiều kính và cần lấy ánh sáng thì có thể chọn những thang máy gia đình bằng vách kính. Ngoài ra những vật liệu trần, sàn, tay vịn, nút bấm… để đảm bảo sự hài hòa của công trình kiến trúc cũng như gu thẩm mỹ của mỗi gia chủ cũng dễ dàng được thực hiện hơn thông qua lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp.
Linh hoạt và tối ưu là điều mà một nhà cung cấp dịch vụ thang máy hướng tới. Để có những công trình nhà ở gia đình lắp đặt thang máy vừa đảm bảo về công năng, đẹp về thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí, chúng tôi luôn có sự tư vấn và phối hợp chặt chẽ với các Kiến trúc sư để đưa ra giải pháp thiết kế tối ưu nhất. Các Công ty làm dịch vụ xây dựng - kiến trúc khi được sự tham vấn và cung cấp thông số kỹ thuật của thang máy thì việc thiết kế sẽ trở lên dễ dàng, chính xác hơn. Chúng ta hãy cùng tham khảo thêm thiết kế nhà ở gia đình có thang máy sau đây:
- Thiết kế lắp thang máy cạnh thang bộ với nhà biệt thự
Nhà biệt thự mặt bằng 17x11m, lắp thang máy cạnh thang bộ.
Do thiết kế xây dựng từ đầu, giếng thang bê tông tường gạch khép kín nên việc trang bị thang máy công nghệ thủy lực hay cáp kéo đều có thể thực hiện dễ dàng. Tuy vậy, do thang máy cáp kéo có yêu cầu về độ cao của tầng trên cùng lớn, do đó với thiết kế của nhà biệt thự trong trường hợp này sẽ không phù hợp, lựa chọn thang máy thủy lực sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình hơn
- Thiết kế lắp thang máy cạnh thang bộ với nhà ống
Với mặt bằng nhà 4x13,3m, chiều sâu không quá lớn, nhưng cách bố trí thang máy cạnh thang bộ này đảm bảo về mặt công năng là có gara ô tô. Mặt khác, cụm thang máy và thang bộ ở giữa nhà giúp cho việc ngăn phòng ở các tầng, đảm bảo sự riêng tư của bố mẹ và con cái
- Cách bố trí khác dành cho nhà ống
Trong trường hợp nhà ống, nếu chiều sâu của căn nhà không lớn, chỉ ở mức < 15m trong khi mặt tiền căn nhà lại nhỏ, thì ta có thể bố trí đặt cụm thang máy và thang bộ ở phía cuối nhà. Phương án này tạo ra một không gian sinh hoạt liền mạch ở mỗi sàn mà không bị phân chia như khi đặt ở khoảng giữa nhà. Thiết kế thang máy và thang bộ như vậy rất thích hợp với một căn nhà sử dụng làm văn phòng kinh doanh.
Trong thiết kế này, việc tận dụng 3 vách tường của căn nhà để tạo thành khung giếng thang máy vừa chắc chắn lại vừa tiết kiệm diện tích. Với kích thước giếng thang máy có thể bố trí từ 1450-1690mm như trong trường hợp này thì gia chủ sẽ lắp được loại thang máy cửa tự động, sẽ giúp cho việc đi lại tiện lợi hơn.
Tóm lược nội dung: Đối với nhà ở gia đình, lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ là một giải pháp mang đến nhiều lợi ích cho gia chủ nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những nhược điểm nhất định. Thang máy sử dụng cho phương án này rất đa dạng, căn cứ vào mặt bằng xây dựng của mình, bạn nên tham khảo cả kiến trúc sư lẫn nhà cung cấp thang máy để có giải pháp tối ưu nhất cho căn nhà của mình.